Khach Hang No Cuoc

Khách hàng rời mạng gặp khó khăn vì nợ cước

Với thông tin kể từ 1/9/2023 các nhà mạng viễn thông sẽ không ký hợp đồng với các khách hàng nợ cước, nhiều khách hàng rời mạng trước đó chưa đóng tiền cước của nhà cung cấp dịch vụ cũ sẽ không thể chuyển sang các dịch vụ của nhà mạng khác sử dụng, điều này gây khó khăn cho khá nhiều người tiêu dùng .

Khi các ông lớn viễn thông ngồi cùng 1 xuồng

– Thay vì trước đây phải bỏ công, bỏ sức, bỏ tiền quảng cáo, bỏ biết bao nhiêu chi phí thậm chí bán dưới giá thành để thu hút thêm thuê bao nhằm khai thác các dịch vụ phát sinh mà khách hàng có thể sẽ sử dụng trong tương lai để bù đắp phần nào chi phí.

– Tuy nhiên hiện nay việc cạnh tranh không lành mạnh đã khiến cho nhiều nhà mạng viễn thông gặp khó khăn khi thị phần bị mất quá nhiều, dẫn đến không còn đủ chi phí vận hành, nhiều nhà mạng thu hẹp quy mô, sa thải nhân viên.

– Chẳng hạn như CMC telecom đã tập trung chuyển đổi mô hình thay vì cung cấp dịch vụ internet như trước đây đã chuyển sang hỗ trợ doanh nghiệp trong các công tác số hóa, truyền tải dữ liệu, bảo mật công nghệ và được hầu hết các ông lớn trong ngành ngân hàng, ngành khách sạn lựa chọn .. đây là điển hình của việc khó khăn mà các nhà mạng gặp phải.

Tuy nhiên khi bộ bắt đầu thanh tra thì các ông lớn thay vì cạnh tranh đã quyết định hợp tác với nhau ngồi chung một xuồng, bằng việc hơn 20 nhà cung cấp bao gồm Viettel, Fpt telecom, Vnpt, Netnam, SPT, CMC telecom, Đông Dương Telecom … cùng nhiều nhà cung cấp khác ký quyết định ban hàng sẽ không ký hợp đồng với thuê bao nợ cước của nhà cung cấp khác.

Cụ thể khi khách hàng rời mạng mà chưa thanh toán đầy đủ các cước phí phát sinh còn nợ lại, tiền cước dịch vụ internet, truyền hình hay bất cứ dịch vụ viễn thông nào mà các ông lớn đang cung cấp sẽ không được chuyển sang nhà cung cấp khác do không được hỗ trợ.

Việc chia sẻ thông tin thuê bao rời mạng nợ cước giúp cho các ông lớn kiểm soát được khách hàng của mình sẽ chuyển sang nhà cung cấp nào, từ đó có hướng xử lý chăm sóc tốt hơn cho khách hàng, tránh khách hàng vì một lý do nào đó mà rời mạng .

Khách hàng rời mạng gặp khó khăn vì nợ cước

1. Thay đổi thói quen của người tiêu dùng

– Việc các nhà mạng liên thủ với nhau trong công tác thu hồi tiền phí nợ cước để tránh các khách hàng khi sử dụng dịch vụ theo kiểu dùng thử mì ăn liền, xài được 1 hay 2 tháng chán rồi bùng luôn tiền cước khiến nhà mạng vừa tốn phí triển khai hạ tầng, phí triển khai dịch vụ và các thiết bị, chưa thu hồi vốn thì khách hàng đã xù rồi bỏ chạy qua đơn vị viễn thông khác dùng tiếp.

! Có những khách hàng nếu kiểm tra số CCCD hay số điện thoại có thể ra thông tin đang sử dụng 2 – 3 nhà mạng trước đó, hễ chán là lại rời mạng, hễ hết khuyến mãi là lại rời mạng, thậm chí còn nợ cước của nhà cung cấp dịch vụ cũ.

2. Khiến khách hàng ngao ngán khi rời mạng 

– Mục đích của các ông lớn khi áp dụng truy thu tiền nợ cước nếu khách hàng muốn sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp khác là để tránh mất thuê bao về tay đối thủ, tuy nhiên đây không phải là việc được người tiêu dùng đánh giá cao nếu nhà mạng không thay đổi thái độ phục vụ của mình

Chị Hạnh, ngụ quận Tân Bình, Tp.HCM chia sẻ, trước đây xài dịch vụ của một nhà mạng giấu tên, khi mạng yếu, mạng chập chờn, gọi họ xuống sửa được vài ngày yên ổn rồi lại chậm, thế mà cứ tới tháng đóng tiền là có mặt đúng giờ, đúng lúc, bực quá tôi cắt không đóng tiền luôn cho bỏ ghét, giờ nghe mấy ông lớn không cho chuyển mạng nếu nợ cước, hỏi có bực mình không .

3. Cạnh tranh về chất lượng thay vì thị phần 

– Việc bắt khách hàng đóng tiền nợ cước nếu muốn qua nhà cung cấp khác sẽ khiến cho khách hàng nếu thật sự không muốn sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp nữa, họ sẽ thanh toán nốt tiền nợ và chuyển sang nhà cung cấp mới, tuy nhiên đồng nghĩa thuê bao này một khi đã đi sẽ không quay đầu lại .

Nếu chất lượng đường truyền, thái độ phục vụ khách hàng kém, khi khách hàng đã rời đi thì dù nợ cước hay không nợ cước sẽ không phải là cách giải quyết vấn đề, do đó việc này giúp nhà mạng có thêm thông tin, thêm thời gian để thuyết phục khách hàng, đưa ra các chính sách giữ chân khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ .

Kết luận 

Chưa biết giải pháp này có hiệu quả hay không hay chỉ gây phiền hà và tạo khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn bất cứ nhà mạng viễn thông nào để tham gia trong thời gian sắp tới, nhưng theo nhận định của các chuyên gia, việc các nhà mạng bắt tay nhau sẽ khiến thị trường mất cạnh tranh và người tiêu dùng bị thiệt hại đôi và thiệt hại kép vì lợi ích trong thời gian tiếp theo.

2.4/5 - (29 bình chọn)